Du lịch Biên Hòa, đừng quên tham quan Văn Miếu Trấn Biên.
Ở Đồng Nai có một di tích lịch sử quý giá được mọi người hay tới tham quan là Văn Miếu Trấn Biên.
Bạn có biết: Ở đất trời phương Nam cũng có một Văn Miếu cổ kính hệt như Văn Miếu Quốc Từ Giám ngoài Hà Nội không?
Nếu chưa biết thì hãy đến thăm Văn Miếu Trấn Biên ngay ở Biên Hòa Đồng Nai nhé.
1.Hành trình tham quan Văn Miếu Trấn Biên đầy trắc trở:
Năm này, Thảo đã có một quyết định hết sức táo bạo là BỎ VIỆC để đi XUYÊN VIỆT.
Hành trình chính thức bắt đầu từ ngày Tết dương lịch 2021 từ Sài Gòn.
Lịch trình hơi lòng vòng vì Thảo muốn đi tham quan lại một số tỉnh trong Nam này.
Dự định sau Tết ta sẽ phi xe ra Bắc để Ta ba lô ngoài đó.
Những ngày đầu tiên, từ Sài thành Thảo chạy vòng lên Tây Ninh du hí hết đi tòa thánh Tây Ninh rồi leo chùa bà Đen ngắm cảnh.
Ăn uống sập mặt ở Tây Ninh rồi tới hồ Dầu Tiếng toan cắm trại nhưng chổ này đang sửa đường, không cho vào.
Vậy là Thảo đành ngậm ngùi lăn bánh tới Đồng Xoài Bình Phước xem nơi ấy có gì chơi không?
Bình Phước thì nhiều chổ du lịch sinh thái thiệt. Thảo cũng chỉ kịp lang thang Đồng Xoài 24 tiếng đồng hồ trước khi xuống Bình Dương thăm bạn hiền.
Ở Bình Dương, vì muốn đi phượt theo đường biển nên Thảo vòng ra biển Long Hải ( Vũng Tàu). Từ đấy, cứ men theo đường biển mà chạy.
Không quên ghé Biên Hòa thêm một lần nữa.
Biên Hòa là thành phố của tỉnh Đồng Nai.
Khỏi phải khoe, Đồng Nai thì có nhiều chổ du lịch ai cũng biết đến rồi.
Từ hồi sinh viên, năm nào bạn bè Thảo cũng kéo nhau về các điểm du lịch ở Đồng Nai. Nào là khu du lịch thác Giang Điền, Bò Cạp Vàng, Vườn Xoài, Bửu Long…
Còn lần này Thảo chỉ ghé thành phố Biên Hòa chơi thôi.
Vậy Biên Hòa có chổ nào chơi?
Search Google tìm kiếm, vô tình Thảo bắt gặp hình ảnh những mái nhà xưa mới ngói xanh nằm trong một khu du tích.
Tìm hiểu kĩ Thảo mới biết đây là Văn Miếu Trấn Biên.
Đã đến Biên Hòa nhiều lần nhưng trước đó Thảo cũng chưa hề đến tham quan Văn Miếu Trấn Biên lần nào.
Vậy là lần này, phải đến thăm Văn miếu một lần cho biết.
Hình ảnh Văn Miếu ở trên mạng lung linh không khoảng chết. Sẵn tiện Thảo cũng chưa đi tham quan văn miếu bao giờ, kể cả văn miếu Quốc Tử Giám.
2.Địa chỉ Văn Miếu Trấn Biên:
May mắn thay, Văn miếu này nằm ngay trong lòng thành phố Biên Hòa.
Văn Miếu cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km.
Từ thành phố mới Bình Dương tới Văn Miếu khoảng gần 30km.
Đoạn đường 30 km nhưng chạy cả tiếng đồng hồ vì đường đông xe. Từ 6 giờ sáng còn ngoái ngủ, Thảo đã chạy xe qua đấy cho mát.
Văn Miếu Trấn Biên nằm cách khu du lịch Bửu Long có 5km.
Nhưng dường như mọi người đến tham quan du lịch ở Bửu Long nhiều hơn là Văn Miếu.
Trên đường từ Bình Dương qua Biên Hòa, có thể đi bằng đường nhựa hoặc qua đò. Bến đò Trạm là nơi phân cách giữa Bình Dương và Biên Hòa.
Thảo đi sớm, đi lần đầu nên sợ chờ đò lâu. Nhưng hỏi ra mới biết đò ở đây hoạt động từ 5 rưỡi sáng, đi đò rất thoải mái và không phải chờ đò lâu.
Văn Miếu mở cửa từ 7 giờ sáng.
7 rưỡi Thảo có mặt ở Văn Miếu và là vị khách tham quan đầu tiên.
Đi lòng vòng tham quan, chụp ảnh tầm 1 tiếng đồng hồ mà vẫn còn muốn ở lại để ngắm cảnh.
Bất ngờ, có một đoàn rất đông sinh viên trường đại học cũng vừa đến tham quan văn miếu nên Thảo quyết định ra về.
3.Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng vào năm nào?
Văn Miếu đầu được xây dựng đầu tiên năm 1715.
Tuy nhiên, sau đó do chiến tranh tàn phá khá nặng nề.
Lúc đầu Thảo hơi thắc mắc vì lịch sử Văn Miếu hơn 300 năm nhưng nhìn còn khá nguyên vẹn.
Văn Miếu đã được trùng tu, xây dựng lại và chính thức hoàn thành khang trang vào năm 2002.
Văn Miếu vẫn giữ được những nét kiến trúc xưa và vẻ trầm mặc hoài cổ.
4.Tham quan Văn miếu Trấn Biên có gì?
Văn miếu khá rộng rãi. Với diện tích khoảng 2 hecta.
Phía trước Văn Miếu là khu công viên với một hồ nước rất rộng, nước trong vắt. Đứng trên đường còn có thể thấy từng đàn cá bơi lội tung tăng dưới nước.
Lúc đầu, Thảo còn quánh gà chạy vô vườn bonsai Dona ngay sát Văn Miếu.
Số là khu văn miếu rất rộng nên Thảo ban đầu chưa biết cổng vào. Mà vừa đi thì thấy khu vườn có mái ngói xanh kiểu cổ rất đẹp nên cứ ngỡ đã tới Văn Miếu. Chạy vô mới biết là vườn bonsai.
Văn Miếu Trấn Biên thờ những ai?
Văn Miếu thờ Khổng Tử và các danh nhân văn hóa nước Việt.
Khổng Tử là ông tổ của đạo Nho. Hầu hết các Văn Miếu đều có thờ Khổng Tử.
Văn Miếu Trấn Biên có gì đặc biệt?
Văn miếu này đươc xem như là “Quốc Tử Giám” của miền Nam. Đây là Văn Miếu ĐẦU TIÊN ở xứ đàng trong.
Bên cạnh Văn Miếu là một trường học của tỉnh Biên Hòa.
Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng dựa theo Quốc Tử Giám ở Hà Nội.
Văn Miếu nổi bật với những vòm mái uốn cong đặc trưng. Được lợp bởi ngói lưu ly màu xanh ngọc từ gốm tráng men. Mang lại cảm giác trang nhã, hoài cổ cho những vị khách đến tham quan Văn Miếu.
Bước vào cổng Tam quan là đến Khuê Văn Các.
Có một hồ nước vuông vức nằm ngay giữa khuôn viên. Còn được gọi là hồ Tịnh Quang.
Những bậc thang thấp dần dẫn xuống hồ được lót bằng gạch màu đất nung.
Một vài mảng rêu xanh len lỏi giữa những khe gạch khiến Thảo nhớ tới giếng làng ngày xưa. Nơi mà các cô, các mẹ thường quảy đôi gàu đến gánh nước đem về nấu ăn.
Giờ đây, giếng làng chắc đã không còn nữa. Và thế hệ trẻ như Thảo chắc cũng chỉ biết đến giếng làng qua những thước phim truyền hình.
Bởi vậy, Văn Miếu Trấn Biên đã trở thành một nơi tham quan và học tập ngoại khóa quý giá cho các bạn học sinh, sinh viên.
Tham quan khu nhà thờ chính, dễ dàng thấy được kiểu kiến trúc NHÀ BA GIAN thời xưa.
Ở gian giữa có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên tường có biểu tượng trống đồng sáng chói.
Bên trái là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn,…
Bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông…
Ngoài ra còn có Bia Tiến sĩ bằng đá. Thảo nghe nói ở Quốc Tử Giám đầu rùa đã trơn nhẵn. Vì có rất nhiều người đến sờ đầu rùa để cầu chúc học hành, thi cử thuận lợi.
Ngoài ra, trong gian thờ, còn có 18 kg ĐẤT và 18 lít NƯỚC lấy từ đền Hùng Phú Thọ. Để tưởng nhớ 18 đời vua Hùng đã có công dựng nước.
Tham quan Văn Miếu Trấn Biên giúp Thảo thêm tựu hào về truyền thống dân tộc.
Nếu có thời gian, đến Biên Hòa đừng quên tham quan Văn Miếu để hiểu thêm về nguồn cuội của chính mình.
Tác giả: Thảo Thảo