Đọc ngay nếu bạn muốn “làm như trâu” mà không cần chờ động lực
Khi bạn bước vào một căn phòng tối, thắp nến lên có thể rọi sáng được một khoảng thời gian. Nhưng nến cứ cháy dần cháy dần, ánh sáng sẽ yếu dần và phụt tắt khi nến đã cháy hết. Động lực cũng như cây nến vậy, chỉ có thể duy trì trong ngắn hạn.
Nếu bạn đặt ra một mục tiêu mới, có lẽ bạn có thể duy trì động lực để theo đuổi việc đó một cách nghiêm túc trong một hoặc hai tuần. Hoặc may mắn là thì động lực có thể kéo dài 1-2 tháng
Nhưng động lực sẽ giảm dần và nhiều khi bạn sẽ thấy mình mình chơi vơi, chới với giữa hàng núi công việc và cảm thấy không còn muốn tiếp tục nữa. Do vậy, khi công việc của bạn mất hơn một hoặc hai tháng mới xong, bạn sẽ cần nhiều hơn là chỉ trông cậy vào động lực. Bạn sẽ cần thói quen.
Cách kiên trì để hoàn thành kế hoạch:
Trẻ con có thể dạy cho người lớn rất nhiều điều mà dường như người lớn vẫn không chịu học, không chịu hiểu. Từ 6 tuổi bọn con nít đã là những nhân viên đúng giờ, làm việc 5 ngày/ tuần, 2 buổi/ ngày, sau giờ làm việc chính còn tăng ca ở lớp học thêm, lớp học năng khiếu. Ko chỉ đi làm chăm mà còn đạt được thành tích cao: điểm số, kiến thức đạt được, rất rõ ràng, cụ thể.
Vậy mà ko mấy người lớn chúng ta lại có lộ trình công việc, nghề nghiệp mang tính rõ ràng, phát triển như tụi nhỏ. Bởi vì sao, vì chúng ta khi là người lớn, ta hay ỷ i vào năng lực của mình mà ko bao giờ chịu ngồi xuống lập kế hoạch, hay thực hiện theo những lộ trình để phát triển bản thân.
Cũng giống như thời khoá biểu của học sinh, người lớn cũng cần có những thời khoá biểu riêng của mình để sử dụng thời gian tối ưu, phân chia công việc hợp lý.
Vậy bước 1 là: Lập kế hoạch rõ ràng về lộ trình công việc, dự ý của bạn. Càng cụ thể, càng chi tiết càng tốt. Có thể tham khảo mô hình lập kế hoạch theo SMART ( cụ thể, có thể đo lường, khả thi, có liên quan, có thời hạn).
Tiếp nhé! Ai là tín đồ của café, trà sữa thì có lẽ không ngày nào mở mắt ra mà ta không uống ít nhất là một ly café thơm lừng, hay một lý trà sữa béo ngậy đầy topping mà mình yêu thích. Chính là vì ta yêu thích cái cảm giác mà café, trà sữa mang lại nên ta uống chúng mỗi ngày. Nói đến đây thì mình lại thấy thèm từ cafe cho đến trà sữa.
Khi ta uống chúng mỗi ngày thì ta lại vô tình thực hiện hành vi này lặp đi lặp lại tạo thành vòng lặp thói quen. Vòng lặp thói quen càng xảy ra nhiều thì càng bền vững, khó thay đổi.
Tương tự như vậy, đối với công việc hoặc nhiệm vụ của bạn, hãy thử thực hiện nó mỗi ngày, mỗi ngày tưng chút một để bạn luôn trong trạng thái nhớ, nghĩ đến việc đó. Khi càng làm nhiều, dù chỉ là những thao tác rất nhỏ như viết mỗi ngày 5 phút, hít đất mỗi ngày 3 cái, não bạn sẽ quen công việc hơn, bớt sự kháng cự khi bắt đầu, đồng thời cài cắm thói quen làm việc vào nếp sinh hoạt của bạn.
Vậy bước 2 là thực hiện mỗi ngày đều đặn, từng chút một.
Điều mong mỏi của những thuỷ thủ lênh đênh trên biển hàng tháng trời là được nhìn thấy dấu hiện của đất liền, của đích đến dù còn khuất xa tầm mắt.
Cũng như trong một chuyến đi, dù là cả đi và về cùng một đường nhưng bạn đều cảm thấy lúc đi về nhanh hơn rất nhiều so với khi đi? Nguyên nhân là gì? Chính là vì khi đi về, chúng ta biết rõ ràng về hành trình của mình, những nơi mà mình cần phải đi qua cũng như đích đến của mình. Khi càng biết rõ ràng, cụ thể, chi tiết về hành trình thì dường như càng nhanh đến.
Tương tự với việc thực hiện kế hoạch, hãy đặt ra những mốc thời gian, mục tiêu nhỏ để có thể đánh giá sự tiến bộ của bản thân.
Đối với bản thân mình, việc ghi chép kế hoạch mỗi ngày là một niềm vui. Kiểu như càng nhìn thấy những việc mình đã làm xong càng nhiều, mình lại thấy hạnh phúc. Dù rằng, lúc đầu mình cũng không hề thích việc ghi chép như vậy đâu nhá. Nhưng đúng là việc gì mình làm đủ nhiều, làm thành thục rồi thì mình lại càng dễ thấy thích nó hơn.
Bước 3: liên tục đánh giá việc bạn đã thực hiện bám sát kế hoạch chưa, đánh giá quá trình tiến bộ của bản thân.
Khi được nâng level, lên lớp, nhận ra mình đã vượt qua được chướng ngại vật nào thì dù hành trình còn xa vạn dặm, ta vẫn thấy có niềm tin để tiếp tục tiến lên phía trước.
Còn một điểm nữa mà người lớn còn phải bái con nít làm sư phụ của mình. Chính là việc chúng có thể tận hưởng cuộc sống trong thời khắc hiện tại. Bạn có thể thấy hình ảnh những đứa trẻ nhảy cẩnng vui sướng khi được khen, khi nhận được một phần quà nho nhỏ. Chúng la hét nhảy múa rộn ràng, dù cho hoàn cảnh gia đình chúng khó khăn như thế nào, hoàn cảnh sống thiếu thốn đến đâu thì ánh mắt và nụ cười trẻ thơ vẫn rất hồn nhiên, trong sáng.
Còn người lớn chúng ta thì bị ràng buộc vào hàng tá những nguyên tắc mà người ta đặt ra cho mình. Chúng ta hà khắc và o ép bản thân vào cho vừa khíp với những chuẩn mực xã hội muốn ta trở thành. Do vậy khi đặt được những thành tích nho nhỏ như sự tiến bộ trong những hành trình của ta, ta không dám hú hét ăn mừng hay tỏ ra phấn khởi quá lâu. Ta thường dè dặt và cố kìm nén cảm xúc. Ta tưởng ta thông minh, nhưng dường như không phải.
Bạn biết không: chính là phần thưởng ( về cảm xúc, tinh thần hay vật chất) đều là một chất xúc tác cực mạnh để hích ta tiến bộ hơn nữa?
Giả sử nếu bạn đã có 1 tháng trời kiên trì tập thể dục thì hãy thưởng cho mình bằng một buổi đi xem phim chẳng hạn. Hoặc đi spa, tắm hơi,… Chính những lúc ta làm đúng thì được nhận phần thưởng, con người sẽ làm cho thói quen làm việc của mình thêm một lý do để duy trì, phát huy. Nhưng nhớ là đừng quá nuông chiều bản thân thói quá vào những hành vi không lành mạnh như rượu chè, bài bạc, mua sắm thả ga…
Phạt khi bạn không hoàn thành công việc. Ở mỗi bước nhỏ trong cả một dự án to bự của bạn, nếu bạn không hoàn thành đủ thời gian và yêu cầu ở từng bước nhỏ thì bạn cũng nên có những hình phạt để nhắc nhở bản thân không được tái phạm nữa.
Chẳng hạn, không được giải trí cho đến khi hoàn thành kế hoạch của mỗi ngày. Hoặc có thể cho một người bạn nào đó 10K, 20K mỗi ngày khi bạn không hoàn thành đúng kế hoạch, bạn của bạn chắc chắn là sẽ không từ chối điều này.
Bước 4: Tự thưởng, phạt rõ ràng để thúc đẩy bản thân hành động
Tóm lại, cũng giống như dạy một đứa trẻ về việc tập nói. Ta chẳng thể ngồi yên một chổ, mặt đối mặt và bắt đứa trẻ 2 tuổi lặp đi lặp lại hàng đống từ vựng một cách nhàm chán, kiểu như: lặp đi lặp lại từ” táo” cho đến như nhuyễn như cháo mới thôi. Chán ngắt như vậy thì bọn trẻ chắc chắn là không chịu rồi.
Có một mẹo là đưa trái táo ra trước mặt trẻ rồi phát âm và khuyến khích trẻ bắt chước theo. Sau khi đứa trẻ bi bô bắt chước theo, đừng quên cười và thưởng cho nó một miếng táo ngon ngọt để bé khắc sâu từ” táo” vô trí nhớ.
Vậy là bạn thấy đấy, thay vì trông chờ, phụ thuộc theo động lực, thứ dễ đến dễ đi, chẳng khác gì chúng ta muốn tất cả trẻ em phải tự giác học nói, học đọc vì đó là thứ chúng cần phải biết, người lớn chúng ta đã lồng ghép vào cuộc sống hàng ngày việc tập nói, cũng như sự tán thưởng khi trẻ biết nói bi bô.
Mỗi người lớn cũng có một đứa trẻ bên trong, cần sự vỗ về, nuôi dưỡng cẩn trọng như vậy. Chúng ta hãy tạo ra thói quen hành động mỗi ngày cho mình thông qua các bước: lập kế hoạch, chia công việc theo từng mục tiêu nhỏ và thực hiện chúng mỗi ngày, theo dõi thường xuyên để đánh giá được sự tiến bộ cũng như tự thưởng cho bản thân những phần thưởng nho nhỏ mang tính khích lệ, động viên.
Khi bạn đầu tư vào việc xây dựng các thói quen nhất quán, duy trì đều đặn, cuộc sống của bạn sẽ lên như diều gặp gió, mà chẳng cần ngồi chờ xem động lực hồi nào mới đến.