Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Rate this post

Nếu bạn còn trẻ, nhất là khi còn chưa lập gia đình, bạn sẽ thắc mắc tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Có phải chuyện đo lo lượng mắm, đếm củ dưa hành chỉ dành cho những bà nội trợ đảm đang và đôi khi hơi có chút khó tính?

Ngày nay, hiểu biết về tài chính cá nhân là điều cần thiết. Biết cách quản lý tài chính cá nhân sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Tại sao Thảo phải quản lý tài chính cá nhân?

Ngày xưa hồi còn đi học, Thảo vô cùng gà mờ về chuyện tiền nong. Nói trắng ra là chẳng biết gì ngoài chuyện học.

Với quan niệm Á đông lại lớn trên trong một gia đình làm nông nên tiền bạc là chủ đề rất ít được nhắc đến trong gia đình của Thảo.

Ngay cả khi đã đi làm kiếm tiền, Thảo vẫn còn ngu ngơ không biết quản lý tiền là gì. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân trong khi mình còn trẻ trung, năng động và vẫn còn làm ra tiền.

Với suy nghĩ đó, thời mới đi làm, có bao nhiêu Thảo tiêu bấy nhiêu. Cứ có tiền là cầm đi shopping, đổ hết tiền vào áo quần, mỹ phẫm, trang sức, sách vở…

Mua những thứ cần thiết thì không nói làm gì, đằng này lại mua rất nhiều cái không đụng đến bao giờ.

Thói quen tiêu tiền vô tội vạ này có lẽ một phần là do suy nghĩ đi làm kiếm tiền mệt mỏi, muốn tiêu tiền để tự thưởng cho bản thân. Một phần vì chẳng có ai bày vẽ cách xài tiền sao cho hợp lý, hiệu quả.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân- những con số báo động

Những vấn đề về tiền không chỉ mình Thảo mắc phải.

Bạn và những người bạn quen biết có bao giờ rơi vào một trong các tình huống dưới đây:

  • Đi làm chỉ mong đến ngày nhận lương để trả bớt nợ nần?
  • Mỗi lần tiêu tiền lại cảm xúc chi phối, chẳng hạn như khi buồn sẽ vung tiền đi shopping cho khuây khỏa
  • Đi làm 5 năm trời nhưng chỉ tiết kiệm được chút tiền, không đủ làm việc gì.
  • Bạn luôn cảm thấy thiếu tiền. Dù đau ốm, stress hay muốn nghỉ việc thì vẫn phải đi làm để kiếm tiền.
  • Bạn cũng biết rằng tiết kiệm và đầu tư ngay khi còn trẻ sẽ mang lại tự do tài chính cho tương lai. Tuy nhiên, bạn không biết bắt đầu từ đâu.
  • Bạn đã có một khoản tiết kiệm gửi ngân hàng nhưng lợi nhuận rất thấ Bạn cũng muốn đầu tư để kiếm lời nhiều hơn nhưng lại phân vân vì sợ thua lỗ, mất vốn.

Tất cả những vấn đề này chung quy cũng xoay quanh chuyện quản lý tài chính cá nhân.

Tại sao có những người luôn phải nợ nần và cũng có người quản lý tài chính cá nhân rất tốt?

Theo báo cáo sức khỏe tài chính của Mỹ, phân chia mọi người thành 3 cấp độ sức khỏe tài chính.

  • Những người có tình hình tài chính lành mạnh (28%, 70 triệu người) đang chi tiêu tiết kiệm, việc vay mượn và các kế hoạch tài chính của họ được quản lý chặt chẽ.
  • Những người có khả năng thích nghi (55%, 138 triệu) đang có một vài vấn đề về tài chính.
  • Những người dễ bị tổn thương về tài chính (17%, 42 triệu) đang vật lộn với tất cả, hoặc gần như tất cả các vấn đề về tài chính trong cuộc sống. Họ chật vật, gặp khủng hoảng và rắc rối vì thiếu tiền.

Điều này có nghĩa là gần 1/5 dân số Mỹ thường xuyên gặp phải những vấn đề do thiếu tiền.

Theo một báo cáo khác thì Cứ 3 người Mỹ thì có 1 người không tiết kiệm tiền khi về hưu.

Không biết có quá đáng không khi nói: “Tiền là tiên, là phật.”? Tất nhiên, chẳng thể nói tiền là thứ quý giá nhất trên đời, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của tiền.

Không ai có thể sống mà không cần đến tiền. Tuy nhiên, tài khoản của chúng ta lại thường chỉ có ít tiền hoặc thậm chí chẳng có đồng tiền dư dả nào cả.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân-Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Hàng ngày, chúng ta sử dụng tiền để thanh toán các hóa đơn và mua những thứ cần thiết cho cuộc sống.

Tuy nhiên, hiếm khi chúng ta suy nghĩ: liệu cách mình đã tiêu tiền hợp lý chưa.

Khi nghĩ đến những người thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính, chúng ta thường nghĩ về những đối tượng nghiện bài bạc, lô đề hoặc cá độ. Chúng ta tự thấy hãnh diện vì bản thân không thuộc nhóm tệ nạn này.

Tại sao số đông vẫn thường xuyên mắc phải sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân mà không hề hay biết.

Bởi hầu hết các tính toán sai lầm về quản lý tài chính cá nhân lại xảy ra ở quy mô nhỏ hơn, trong các tình huống đời thường.

Chẳng hạn như việc nên mua đứt chiếc điện thoại hay mua điện thoại trả góp đã là một quyết định tài chính quan trọng.

Chi phí cơ hội

Bạn biết rằng bản thân có thể mua hầu hết mọi thứ bằng tiền, điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể mua hầu hết mọi thứ. Bạn phải lựa chọn giữa việc mua thứ này hay thứ kia, bởi vì một mình bạn không thể có tất cả tiền bạc trên thế gian này.

Việc cân nhắc giữa làm cái hay cái kia, mua cái này hay cái khác chính là chi phí cơ hội mỗi khi chúng ta sử dụng tiền.

Chi phí cơ hội là khi chúng ta tiêu tiền vào một thứ thì không thể chi tiêu đồng tiền đó cho thứ khác.

  • quyết định tiêu tiền vào điều gì để mang lại lợi ích cao nhất
  • nên chi tiêu hàng tháng bao nhiêu tiền để đáp ứng nhu cầu cá nhân
  • tiết kiệm như thế nào để giàu có trong tương lai.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân theo góc nhìn khoa học

Hiệu ứng mỏ neo

Hiệu ứng neo là một dạng sai lệch về nhận thức.

Đây là một lỗi có hệ thống trong suy nghĩ ảnh hưởng đến phán đoán và ra quyết định của con người. Neo đóng một vai trò trong các quyết định liên quan đến giá cả.

Năm 1974, Tversky & Kahneman đã minh họa ảnh hưởng của hiệu ứng mỏ neo lên quyết định của con người thông qua một thử nghiệm.

2 nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia khi quay vòng quay để chọn một con số ngẫu nhiên.

Sau đó người tham gia dự đoán những con số, chẳng hạn như “tỷ lệ phần trăm các quốc gia châu Phi trong Liên hợp quốc”.

Người tham gia sẽ quyết định xem con số mà mình dự đoán lớn hơn hay nhỏ hơn con số ngẫu nhiên lúc đầu.

Tversky & Kahneman phát hiện ra rằng nhóm nhận được số ban đầu là 10 có dự đoán những con số trung bình thấp hơn so với con số dự đoán trung bình của nhóm nhận được số ban đầu là 65.

Dự đoán của cả hai nhóm đều bị ảnh hưởng bởi con số ngẫu nhiên ban đầu của họ. Con số này được gọi là mỏ neo.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân ứng dụng Hiệu ứng mỏ neo

Hãy tưởng tượng, bạn đang đi mua sắm quần áo vào cuối tuần.

Bạn đang tìm kiếm một chiếc áo sơ mi để mặc cho sự kiện vào tuần sau.

Vừa bước vào cửa hàng, bạn đã thấy những chiếc áo sơ mi có mức giá 399 ngàn.

“Eo ôi đắt thế.” Bạn nhăn mặt, lắc đầu và lướt nhanh qua những cái áo có mức giá đó.

Tiến gần về phía cuối, đập thẳng vào mắt bạn là chiếc áo sơ mi tương tự có tấm biển “Giảm giá 50%” với con số 800 ngàn bị gạch chéo ở trên cùng và bên dưới là mức giá mới 399 ngàn.

Bạn bắt đầu thấy tim đập thình thịch. Bạn tự nhủ: “Mình phải mua ngay cái áo này, nó đã từng có giá 800 trăm ngàn! Mình phải mua ngay mới được!”

Chuyện gì đã xảy ra vậy?  

Tại sao bạn nghĩ rằng mình không muốn mua chiếc áo sơ mi khi nó có giá 399 ngàn? Tuy nhiên lại mua ngay cái áo từng có giá 800 ngàn?

Cùng là chiếc áo sơ mi giống nhau, trong cùng một cửa hàng, nhưng điều gì khiến cái thứ hai trở nên hấp dẫn hơn cái thứ nhất?

Vì cái thứ hai được giảm giá. Cái giá chưa giảm đã làm mỏ neo để bạn so sánh.

Sau khi giảm giá bạn thấy giá rẻ hơn đáng kể nên quyết định mua ngay món hời. Mặc dù giá giảm cũng chưa chắc đã rẻ.

Nhiều hiệu ứng tâm lý khác giải thích tại sao con người thường quản lý tài chính cá nhân rất kém.

Chẳng hạn, chỉ cần miễn phí, chúng ta sẵn sàng đứng chờ hàng tiếng đồng hồ, điền vào phiếu khảo sát dài dằng dặc… để nhận được thứ hàng miễn phí. Trong khi ngần ấy thời gian bị đánh cắp cũng xứng đáng từng xu từng cắc.

Khi một thứ gì đó miễn phí, chúng ta có xu hướng không bao giờ phân tích chi phí – lợi ích của nó.

Nói thật đi, chúng ta đều thích miễn phí hơn là phải trả những khoản tiền nhỏ, cho dù là 100 đồng.

Miễn phí là một cái giá kỳ lạ. Bạn không nghe nhầm đâu, miễn phí là một cái giá. Mặc dù miễn phí không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất.

Khi nghĩ đến tiền, mọi người thường rất cảm tính. Đó là lý do tại sao cần ứng dụng tâm lý trong quản lý tài chính cá nhân.

Tâm lý, cảm xúc có thể ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu. Hiểu cảm xúc để điều khiển hành vi tiêu tiền của mình.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Từ tuổi 18, mọi người sẽ bị đẩy vào một thế giới mà mọi bước đi, từ khi tốt nghiệp đến khi nghỉ hưu, sẽ bị ảnh hưởng bởi kiến ​​thức tài chính của mình.

Thật không may, tiền không đi kèm với sách hướng dẫn về cách sử dụng tiền một cách khôn ngoan.

Quản lý tài chính-thay đổi cuộc đời

  • Bạn có tò mò vì sao mình mãi chưa giàu?
  • Bạn có muốn học phát triển bản thân để giàu có hơn trong tương lai?
  • Bạn có muốn sở hữu cách sử dụng tiền sao cho hợp lý, thông minh
  • Bạn muốn làm chủ tài chính cá nhân của mình?

Mọi người thường tiêu tiền theo cảm xúc chứ không hề lý trí. Đó là lý do tại sao mọi người mong muốn tìm cách quản lý tài chính của mình.

Theo một cuộc khảo sát ở Mỹ năm 2019:

Cứ 10 người trưởng thành thì có 9 người nói rằng không có gì khiến họ hạnh phúc hoặc tự tin hơn việc có tài chính ổn định.

Có nhiều người vì không biết những điều căn bản về quản lý tài chính mà bỏ lỡ cơ hội xây dựng nền tảng tài chính trong giai đoạn sung sức nhất của cuộc đời.

Phải mãi về sau này Thảo mới dần nhận ra quản lý tài chính thực sự là một kỹ năng vô cùng quan trọng.

Lúc biết quản lý tài chính cá nhân rồi thì mới thấy tiếc. Giá như mình biết sớm hơn thì đã làm được khối chuyện…

Việc tìm ra cách quản lý tài chính cá nhân thì không phải tự nhiên mà có. Hậu quả là, chúng ta liên tục mắc phải sai lầm về tiền bạc và vật lộn với việc quản lý tài chính cá nhân cho mình.

Lúc đã ngộ ra lý do tại sao chúng ta lại quản lý tài chính cá nhân quá tệ đến vậy, đã đến lúc ngừng bào chữa và bắt đầu học cách đối xử với tiền một cách đúng đắn.

Tại sao phải học về quản lý tài chính cá nhân?

Kiến thức về tài chính cá nhân lại không phải bẩm sinh. Mọi người cần được dạy về cách quản lý tiền một cách đúng đắn.

Với tầm quan trọng của kiến ​​thức về tài chính cá nhân, điều đáng lo ngại là nó không được dạy ở trường.

Hình học, hóa học và nghệ thuật đều được dạy ở nhà trường. Tuy nhiên, quản lý tài chính cá nhân lại không có trong chương trình giáo dục.

Hành vi và thái độ của chúng ta đối với tiền phần lớn được định hình bởi gia đình và bạn bè của mình.

Hầu hết các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của mọi người đều bị ảnh hưởng của cha mẹ mình. Trong khi không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách quản lý tiền bạc.

Có câu “Cha nào con nấy“. Nhiều bậc phụ huynh là tấm gương xấu về quản lý tài chính cá nhân cho con cái.

Họ nghĩ rằng tiền là để tiêu. Họ không biết đến tiết kiệm và đầu tư. Bất kỳ vận rủi của bản thân hay xã hội, đều khiến họ hết sạch tiền và rơi vào cảnh túng quẫn.

Tuổi thọ tăng nên cần quản lý tài chính cá nhân

Với sự phát triển của y tế, con người ngày nay sống lâu hơn nhiều so với tổ tiên của họ.

Tuổi thọ trung bình đã thay đổi trong những năm qua và mọi người đang sống lâu hơn nhiều. Tuổi thọ bình quân tăng dần từ 60 lên 80 tuổi trở lên.

Tuổi thọ tăng lên nghĩa là thời gian mọi người nghỉ hưu sẽ tăng. Nghỉ hưu đồng nghĩa với sức lao động và khả năng kiếm tiền giảm sút.

Trong khi nhu cầu tiêu tiền thì vẫn còn, thậm chí là chi phí thuốc men, khám chữa bệnh, tiền sinh hoạt nhiều hơn. Điều này đòi hỏi mọi người cần có nhiều tiền tiết kiệm hơn.

Cám dỗ khi quản lý tài chính cá nhân thời hiện đại

Truyền thông đang cố rút sạch túi tiền của người dùng.

Có một ngành công nghiệp quảng cáo khổng lồ, phức tạp được thiết kế để mọi người đốt tiền vào mua sắm. Rất rất ít quảng cáo khuyến khích mọi người chi tiêu ít đi và tiết kiệm nhiều hơn.

Quả thật là quảng cáo, truyền thông phát huy tác dụng rất lớn. Bằng chứng là mỗi năm các công ty bơm hàng trăm tỷ USD vào quảng cáo.

Tại sao phải quản lý nợ trong tài chính cá nhân?

Tiền bạc và tài chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra căng thẳng cho người lớn.

Mọi người đều có thể bị căng thẳng liên quan đến tiền. Ngay cả những người giàu có nhất cũng phải trải qua khó khăn tài chính lúc này hay lúc khác.

Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được sẽ tạo ra dòng tiền tích cực.  Điều này cho phép bạn linh hoạt trong việc ứng phó với các tình huống trong cuộc sống.

Nếu bạn bị thâm hụt chi tiêu, sẽ rất khó để có tiền trang trải các rắc rối phát sinh.

Nợ tác động đến sức khỏe tài chính cá nhân như thế nào?

Nợ nần hoặc thiếu tiền không chỉ gây ra căng thẳng hàng ngày. Các vấn đề tài chính có thể dẫn đến ly hôn, sức khỏe kém, trầm cảm…

Nợ nần là đám mây đen bám theo bạn không ngừng.

Nợ nần gây áp lực lên tài chính của bạn, và cuối cùng là cuộc sống hôn nhân gia đình của bạn. Thoát khỏi nợ nần sẽ mang lại cho bạn sự tự do và an tâm về tài chính.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân – giúp cuộc sống lành mạnh

Những lợi ích của quản lý tài chính cá nhân là không thể phủ nhận. Giáo dục tài chính thúc đẩy thói quen tiết kiệm tốt hơn.

Mọi người thường tiêu tiền một cách bốc đồng hoặc là mua sắm cho bằng bạn bằng bè.

Chúng ta chi tiêu để làm cho bản thân cảm thấy tốt hơn nhất là khi đang cảm thấy thất vọng và buồn bã. Câu nói thường nghe nhất là khi gặp chuyện buồn trong công việc, gia đình hay chuyện tình cảm, hãy đi mua sắm.

Hành vi mua sắm theo cảm xúc đồng nghĩa với tiêu tiền cho những thứ mình muốn thay vì những thứ chúng ta thực sự cần. Chúng ta chi tiêu vì chi tiêu là một thói quen khó bỏ.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân dẫn đến thái độ tích cực đối với tiền

Nếu bạn không có kế hoạch cho thu nhập của mình, bạn sẽ phải chi nhiều hơn số tiền kiếm được hoặc chi tiêu cho những khoản bạn không cần.

Với một kế hoạch quản lý tài chính tốt, bạn có thể quản lý túi tiền của mình một cách hiệu quả.

Quản lý tài chính giúp biết được khoản chi nào cần xử lý trước và khoản nào sau.

Sống trong những ngôi nhà nhỏ hơn, nấu ăn ở nhà nhiều hơn, đi xe bus thay vì taxi, hạn chế mua đồ mới… để có thêm tiền tiết kiệm. Chi tiêu ít đi mà không cảm giác mặc cảm hay xấu hổ.

Hãy suy nghĩ như một tỷ phú bằng cách bảo vệ từng đồng tiền mình kiếm được. Nhận ra rằng mỗi khi bạn tiêu tiền cho ngày hôm nay nghĩa là bạn đang hy sinh một phần tiền của ngày mai.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân-an toàn tài chính

Quản lý tài chính đảm bảo an toàn tài chính cho bạn và gia đình. Quản lý tài chính thích hợp mang lại sự tự do tài chính. Bằng cách có Quyền tự do tài chính, nó mang lại sự an toàn về tài chính.

Có kế hoạch đầu tư đúng, tiết kiệm hợp lý sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho bạn và gia đình.

Gia tăng tài sản

Quản lý tài chính sẽ giúp bạn gia tăng tài sản.

Giải quyết các khoản nợ của bạn bằng cách thanh toán các khoản nợ và tăng đầu tư vào tài sản sẽ giúp bạn ổn định về mặt tài chính.

Bằng cách này, bạn có thể tăng tài sản bằng cách quản lý hiệu quả tài chính của mình.

Bí quyết để có một cuộc sống giàu có ư? Tiết kiệm một nửa thu nhập để bạn có thể theo đuổi mục đích của mình.

Rất khó để tin rằng thành công về tài chính lại đơn giản hơn vậy…Nhưng như mọi khi đơn giản và dễ dàng là không giống nhau.

Tăng mức sống 

Hầu hết mọi người đều yêu thích sự giàu có. Tuy nhiên, tiền hiếm khi rơi từ trên trời xuống.

Quản lý tài chính làm tăng mức sống của bạn. Bạn càng lên kế hoạch tiết kiệm, bạn càng tăng giá trị tài sản ròng của mình.

Bạn càng lập kế hoạch cho tài chính của mình, thì số tiền tiết kiệm của bạn sẽ càng nhiều. Tiết kiệm có thể giúp bạn đối mặt với những thách thức tài chính.

Quản lý tài chính hiệu quả sẽ làm tăng tài sản của bạn, do đó nâng cao mức sống của bạn.

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân- tương lai tốt hơn

Bằng cách chọn mua một mặt hàng, bạn đang khước từ những cơ hội mua các mặt hàng khác. Chi phí cơ hội là những gì chúng ta từ bỏ để có được thứ chúng ta chọn.

Mỗi khi bạn tiêu tiền, sẽ có một chi phí cơ hội đi kèm với nó. Không chỉ hy sinh những lựa chọn khác trong hiện tại; bạn cũng đang hy sinh tự do trong tương lai của mình.

Chi phí cơ hội không tốt cũng không xấu. Chúng chỉ đơn giản là cái giá bạn phải trả để có những gì bạn chọn.

Tiết kiệm không phải là hy sinh.

Chi phí cơ hội của việc tiết kiệm là việc mua tự do cho tương lai.

Khi bạn tiết kiệm, số tiền đó vẫn được chi tiêu. Tiền tiết kiệm không được chi cho một chiếc mới hoặc một ngôi nhà lớn. Tiền được dùng để mua tương lai của bạn.

Cách quản lý tài chính cá nhân

Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

Bạn là người chi tiêu hay tiết kiệm?

Tại sao bạn nghĩ mình biết quản lý tài chính cá nhân?
Nếu bạn là một người tiết kiệm, bạn có bao giờ trở thành một người chi tiêu không?
Nếu bạn là người chi tiêu, bạn nghĩ mình có thể trở thành một người tiết kiệm không?
Cha mẹ, bạn bè, vợ/ chồng của bạn là người tiêu tiền hay người tiết kiệm?

Bạn cảm thấy thế nào về việc tiết kiệm và đầu tư?

Bạn đã bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu chưa?
Thị trường chứng khoán có làm bạn sợ hãi?
Bạn có cố gắng tìm hiểu cách vận hành của tiền bạc không?

Bạn phải có gì và bạn có thể sống thiếu gì?

Quần áo mới và điện thoại mới có cần thiết không?
Xe riêng và nhà riêng có cần thiết không?
Bạn cần một ngôi nhà có sân rộng rãi hay chỉ đủ sống?
Sở hữu nhà riêng có phải là con đường dẫn đến sự giàu có?

Bạn nghĩ gì khi nói về tiền bạc?

Suy nghĩ về quản lý tài chính cá nhân có khiến bạn căng thẳng không?
Nói về tiền có làm bạn vui không?

Tại sao bạn phải trả lời những câu hỏi về quản lý tài chính cá nhân?

Những câu hỏi trên có thể hơi ngợp cho bạn. Tuy nhiên, bạn nên bình tĩnh tìm hiểu những khía cạnh về tài chính cá nhân của mình thông qua những câu hỏi đó.

Bạn cần biết kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của bản thân đang ở mức nào. Tại sao bạn cần cải thiện tài chính cá nhân của mình hơn nữa.

Có thể bạn đã biết lý do tại sao mình lại quản lý tài chính cá nhân quá tệ đến vậy. Đã đến lúc ngừng bào chữa và bắt đầu học cách đối xử với tiền một cách đúng đắn.

Đọc thêm: Làm chủ tài chính cá nhân: Đầu tư kiếm lời 20%/ năm với vốn <5 tỷ

Tác giả: Thảo Thảo bác sĩ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
6

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận