Cách để có tư duy tích cực trong cuộc sống.

Rate this post

Thảo hay suy nghĩ vẫn vơ lắm. Các vấn đề trong cuộc sống tư duy tích cực không thấy đâu.

Gần đây, Thảo nghe tới từ Silver Lining rất nhiều.

Ngoài nghĩa đen là một đường viền sáng bạc bao quanh đám mây.

Nghĩa bóng của từ này có nghĩa là sự lạc quan trong cơn hoạn nạn. Nói nôm na là Tư duy tích cực.

Có lẽ gần đây, mọi người có ý thức hơn về tu duy tích cực có thể thay đổi cuộc sống.

Có một tin giật gân: đứa bạn thân của Thảo có bồ.

Cũng phải thôi, cô nàng cũng nên có bồ khi mà bạn bè nàng cũng đã có đứa con bồng, con bế.

Điều này càng hợp lí hơn khi bạn bè lần lượt lên xe bông và bố mẹ nàng mỗi khi nghĩ đến đứa con gái độc nhất của mình cũng đã bắt đầu thấy nóng ruột.

Và chuyện cũng chẳng có gì phải nói tới nói lui trừ một chi tiết, một chi tiết hết sức bí mật mà nàng ra sức dặn Thảo phải giữ bí mật…

Đó là người yêu của nàng không yêu, không thích hay có cảm xúc gì thích cực về nàng cho lắm.

Gã trai về cơ bản mới thất mối tình đầu quá đỗi tươi đẹp của mình. Vết thương của gã có lẽ cũng không dễ chữa lành bằng những thứ thuốc thông thường như cảm lạnh hay đau răng, Thảo nghĩ vậy.

Vậy mà cô bạn Thảo, cô nàng luôn mơ mộng và mê phim Hàn xẻn thì nhất mực đã phải lòng gã.

Người ta thường nói: tình yêu là cuộc đi săn giữa hai người. Một người bỏ chạy và người còn lại đuổi theo.

Nếu định nghĩa trên chính xác đi thì bạn Thảo ắt hẳn đã tham gia vào cuộc đua tình ái.

Không một ai biết rõ mối quan hệ giữa hai người đó, ngoại trừ Thảo.

Vì vậy, Thảo càng hộp hộp và lo lắng.

Ngộ nhỡ bạn Thảo bị đá?

Nhỡ đâu nàng gặp phải một thằng đểu?

Tất cả những suy nghĩ tào lao đó cứ quẩn quanh lấy tâm trí Thảo.

Rốt cuộc việc đứa bạn trời đánh có bồ, không rõ là nên vui hay nên buồn.

1.Vì sao trong cuộc sống chỉ số ít người có tư duy tích cực:

Cảm xúc tiêu cực là bản năng sinh học được lập trình trong não giúp chúng ta tồn tại.

Giả sử bạn lạc vào rừng sâu tối tăm. Quanh bạn là rừng cây tốt um tùm.

Thỉnh thoảng có tiếng vượn hú xa xăm làm không khí thêm phần rùng rợn. Bạn căng mắt và dỏng tai lên nghe ngóng mọi thứ xung quang.

Đột nhiên, một tiếng động từ bụi cây phía trước làm bạn giật mình. Mặc dù trong bóng tối nhưng bắt cũng bắt đầu nhận ra có cái gì đó ẩn sau bụi cây bắt đầu chuyển động.

Trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì?

Thay vì hy vọng phía sau đó là một con vật xinh đẹp, hiền lành như chim công chẳng hạn.

Có lẽ bạn nên đề phòng đó là một con hổ hoặc một loài thú ăn thịt hung dữ với những nanh vuốt sắc nhọn.

Không cần thêm một giây phút nào nữa, bạn bắt đầu liên tưởng cái bóng mờ đó với sự nguy hiểm.

Cảnh mình bị rượt đuổi hoặc phanh thây trong bữa tiêc tối của loài thú dữ như hiện ra trước mắt. Bạn co giò lên mà chạy mặc dù cũng chưa xác định rõ bóng đen kia là gì và không biết chạy đi đâu.

Bạn thấy đấy, trong những tình huống nguy hiểm và đặc biệt, con người luôn có những tư duy tiêu cực “ Thà nghĩ lầm còn hơn bỏ sót”. Chí ít thì điều đó giúp bảo toàn mạng sống.

Chúng ta là hậu duệ của những người đã sợ hãi bỏ chạy.

Những người suy nghĩ lạc quan về cái bóng đen chắc đã “ tèo” trong một lần họ không được may mắn như những ngày trước đó. Và dĩ nhiên, cơ hội để người có tư duy tích cực trong cuộc sốngcó thể sống sót và sinh con đẻ cái sẽ thấp hơn những người khác. Đó là một phần của quá trình tiến hóa.

Tin buồn là cuộc sống hiện đại không mấy khi đưa chúng ta vào những tình huống sinh tử như thế.

Việc để những cảm xúc tiêu cực lấn át tư duy tích cực trong cuộc sống sẽ thu hẹp suy nghĩ của chúng ta. Tư duy tiêu cực có thể khiến chúng ta trở nên kém cởi mở và thường chỉ thấy hiểm nguy thay vì cơ hội.

Trong khi tư duy tích cực trong cuộc sống giúp chúng ta đón nhận cơ hội, thành công và hạnh phúc.

2.Tiếng nói nhỏ trong đầu quyết định bạn có tư duy tích cực trong cuộc sống không?

Một trong những người chúng ta hay nói chuyện nhất tất nhiên không phải là cha mẹ, bạn bè, bạn đời hay con cái. Sự thật là con người nói chuyện với chính mình nhiều nhất trong ngày.

Khi bạn gặp một người khó ưa ư? Bạn sẽ nghĩ thầm trong bụng về sự xấu xa của người đó.

Khi nhìn một tấm hình về chuyến du lịch 10 năm trước của mình, bạn tự nhủ thầm lúc đó trong mình thật xinh đẹp.

Giống như hầu hết mọi người, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đang đối thoại liên tục với chính mình.

Dù muốn hay không, có một giọng nói nhỏ trong đầu suốt cả ngày để bình luận về mọi thứ. Nó giúp bạn xác định mục đích, xác định sự tự tin của chúng ta và thể hiện quan điểm của chúng ta với thế giới.

giong-noi-tu-duy

Chính giọng nói này sẽ quyết định bạn nghĩ gì về người đối diện hay hành động tiếp theo sau khi nhìn thấy cái bóng đen trong khu rừng nói trên.

Nhiều lần trong những cuộc trò chuyện với chính mình, chúng ta thường vận hành trên chế độ tự động dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ (giáo viên, cha mẹ, bạn bè, v.v.) đã nói về chúng ta.

Bạn là người tích cực vì giong nói trong đầu bạn có tư duy tích cực.

Bạn là người thích ăn chắc mặc bền vì giọng nói trong đầu sợ rủi ro.

Nếu bạn thay đổi cuộc trò chuyện, bạn có thể thay đổi kết quả.

“Khám phá vĩ đại nhất mọi thời đại là một người có thể thay đổi tương lai của mình chỉ bằng cách thay đổi thái độ của mình” – Oprah Winfrey.

Những gì chúng ta nói với bản thân và cách chúng ta nói điều đó quan trọng.

Thay đổi thông điệp với chính mình có thể dẫn đến tư duy tích cực trong cuộc sống.

3. Làm thế nào để sống với tư duy tích cực trong cuộc sống:

Tin tốt nhất là tư duy tích cực trong cuộc sống có thể học được.

  • Thay đổi giọng nói trong đầu bạn:

Nhận ra sức mạnh của ngôn từ .

Những từ mà bạn sử dụng là những thứ mang nhiều ý nghĩa.

Bạn có thể nghĩ rằng chúng chỉ đơn thuần là những từ. Nhưng những từ này ảnh hưởng đến cách suy nghĩ .

Những quan điểm tiêu cực đã đeo bám bạn từ thời thơ ấu. Bạn gặp những chuyện đau buồn như cướp bóc, chiến tranh, sự đổ vỡ của gia đình,… hay những người thân  là những người có suy nghĩ tiêu cực.

Vì vậy, để có tư duy tích cực hơn, hãy bắt đầu chú ý đến những lời bạn đang nói và về bản thân. Cố ý thay đổi những từ đó từ tiêu cực sang tích cực.

Quá khứ của bạn không nhất thiết phải là tương lai của bạn.

Những gì đã từng đúng về bạn không nhất thiết phải đúng về bạn mãi mãi. Bất cứ khi nào điều tiêu cực đến với bạn, đừng chấp nhận điều đó là đúng. Hãy thay thế nó bằng một suy nghĩ tích cực.

tu-duy-tich-cuc-trong-cuoc-song

Buổi tối nọ, Thảo cầm điện thoại lên và thấy nick của đứa bạn vẫn còn sáng, Thảo nhảy vào inbox liền:

“Hi, ngừ đệp. Tình iu, tình béo sao rui?”

Nguyên văn Thảo ghi vậy, không sai, không thiếu từ nào. Mặc dù cũng không đúng chính tả cho lắm.

Tin nhắn báo về nhấp nháy làm Thảo giật bắn mình:

“Mèn ơi, tao đang sống trong thời kì đỉnh cao của tình yêu. Cơ mà tao sợ bị đá quá.”.

Thảo ngồi phắt dậy: “ Bị đá nghĩa là sao? Bọn mày mới quen có ba ngày mà.”

“ Ờ. Tao không biết nữa. Tại vì hắn không yêu tao. Mày cũng biết tao vì hắn mà làm đủ thứ trò con nít. Có thể tao suy nghĩ linh tinh ý mà.”

Thì ra là căn bệnh hay suy nghĩ của hội con gái khi yêu đây mà.

Thảo mỉm cười và nhớ lại hồi trước, hình như chính bản thân cũng đã nhiều lúc bị như vậy.

Trong tình yêu, ai yêu nhiều hơn ắt sẽ phải nhận lấy đau khổ nhiều hơn.

Chợt lời mẹ Thảo thường nói văng vẳng bên tai Thảo:

“ Lấy người yêu mình chứ đừng lấy người mình yêu.”

Haiz. Thảo đã nghe câu này rất nhiều lần từ những người thế hệ của mẹ Thảo, dì , bác …

Điện thoại vẫn đang nhấp nháy tin nhắn đang soạn của đứa bạn. Như chợt nhớ ra điều gì, Thảo vội vàng nhắn ngay cho nó:

“Mày suy nghĩ hơi nhiều rồi đó. Yêu ai cũng được, nhớ yêu mình trước. G9.”.

Sau khi gửi xong tin nhắn, Thảo tắt điện thoại cái rụp và dấu nó luôn xuống gối.

Nếu lúc trước, có lẽ Thảo cũng đã “lên mặt dạy đời đứa bạn” hay còn nói đúng hơn là khuyên nó cái câu cũ rích mà mẹ hay dạy cho Thảo đó.

Nhưng Thảo đã kịp định thần và chựng lại.

Thảo ngồi nói chuyện với tiếng nói trong đầu của mình.

  • Tìm kiếm điều gì đó tốt:

Câu chuyện tình của đứa bạn, mà thực ra chuyện của nó mới được có bốn ngày và chưa thấy dấu hiệu end game.

Vì sao lại không tìm kiếm điều tốt đẹp trong câu chuyện này.

Ở một khía cạnh tươi sáng nào đó, yêu và được yêu giúp con người hiểu rõ được chính mình cũng như tâm lý của người khác hơn.

Cô bạn có thể sẽ cảm thấy đau đớn khi bị phản bội, bị phụ tình nhưng đó cũng là cơ hội để đối diện với những thất bại đầu đời.

Bởi vì không sớm thì muộn, ai cũng sẽ rơi vào tình yêu. Không thể lảng tránh vấn đề này mãi được.

  • Chuyện này có gì hay?

Khi bạn trượt dài trong các kì phỏng vấn và thất nghiệp triền miên.

Người tiêu cực sẽ không ngừng nguyền rủa bản thân và đổ lỗi cho người khác. Họ dễ chán nản và bỏ cuộc.

Người tích cực cũng sẽ buồn chứ, nhưng họ nhận ra vấn đề của bản thân như thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng,… họ bận rộn nghĩ phương án khác để phỏng vấn tốt hơn.

Vì vậy, xác suất người có tư duy tích cực trong cuộc sống sẽ thành công hơn.

Còn những vụ rớt máy bay ư?

Người tiêu cực: Biết mà. Đi máy bay chẳng bao giờ an toàn hết. Cho tiền tôi cũng không đi.

Tư duy tích cực: Có lẽ mấy ông ấy sẽ rút kinh nghiệm để chế tạo máy bay an toàn hơn. Sau này, chúng ta sẽ không bị những lối lầm ngớ ngẩn như vậy nữa.

Bạn thấy đấy, tuy cùng một sự việc nhưng nếu nhìn theo những lăng kính khác nhau thì việc đó sẽ trở nên tích cực hay tồi tệ.

4.Câu hỏi khó về tư duy tích cực?

Vậy còn những cái chết đột ngột, chết vì bệnh tật của người thân yêu thì có gì mà tích cực?

Thảo rất lấy làm tiếc nếu bạn vừa mới mất người thân. Thật sự, tình huống này là điều không ai mong muốn. Nhưng dù sao, kể cả những cái chết cũng có thể có mặt đạo đức trong đó.

Bởi người đã mất đôi khi sẽ không còn phải chịu sự dày vò về thể chất và tinh thần khi bị những cơn đau của các vết loét thối rữa ngặm ngấm lấy thân hình còm cõi của họ.

Thậm chí, ở Mỹ còn ban hành điều luật về Quyền được chết êm ái cho người bệnh.

Tiếc rằng, ở Việt nam, quyền được sống hay chết đôi khi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân mà phụ thuộc vào con cái, người thân của họ.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
6

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận