Tóm tắt và Review sách Nhà đầu tư thông minh của Benjamin Graham

5/5 - (2 bình chọn)

Nhà đầu tư thông minh là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều nhà đầu tư. Sách của tác giả Benjamin Graham- một huyền thoại về đầu tư của phố Wall.

Hồi mới đầu tư, Thảo cũng được khuyên đọc cuốn Nhà đầu tư thông minh. Nói thật là hồi mới là nhà đầu tư F0 nhiều bỡ ngỡ, thiếu kiến thức thì đọc cuốn này khó hiểu phết.

Bẵng đi một thời gian khá lâu, nếm trải những sóng gió của thị trường, mới dần ngộ ra những gì mà Nhà đầu tư thông minh đã đề cập. Lúc này mới thấy ngấm, thấm những triết lý đầu tư của bậc thiên tài.

Do vậy, nếu bạn nào có ý định đầu tư, trước hết hãy đầu tư kiến thức thật vững vàng. Vậy mới an tâm để chịu đựng những giao động vạn biến của thị trường.

Sách hay về đầu tư khá nhiều: Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall, Trên đỉnh phố Wall, Cổ phiếu thường Lợi nhuận phi thường, Làm giàu từ chứng khoán, Cách đầu tư chứng khoán của Jesse Livermore

Còn trong bài này, Thảo xin tóm tắt, review ngắn gọn nội dung của các chương trong cuốn Nhà đầu tư thông minh để các bạn tham khảo.

Để tải ebook Nhà đầu tư thông minh kéo xuống dưới đây.

Đọc ebook Nhà đầu tư thông minh TẠI ĐÂY.

Tác giả Benjamin Graham là ai?

Benjamin Graham (1894-1976) là nhà đầu tư nổi tiếng. Bản thân ông là một triệu phú và là thầy của nhiều tỉ phú và triệu phú. Trong đó nổi tiếng nhất là Warren Buffett.

Trong cuộc đời của mình, Graham viết hai cuốn sách: Phân tích chứng khoán (Security Analysis) và Nhà đầu tư thông minh (The intelligent investor). Đều được ca ngợi là thánh kinh trong đầu tư.

Warren Buffett còn khẳng địnhNhà đầu tư thông minh cuốn sách hay nhất từng viết về đầu tư.”

Benjamin Graham và cuốn Nhà đầu tư thông minh
Benjamin Graham và cuốn Nhà đầu tư thông minh

Graham được coi là cha đẻ của đầu tư giá trị. Một trường phái đầu tư được những nhà đầu tư thành công nhất thế giới áp dụng.

Bởi vì thời kỳ bong bóng chứng khoán năm 1920, mọi người điên cuồng lao vào chứng khoán vì coi đây là sàn đấu cờ bạc. Graham chính là người có công lớn trong việc thay đổi lối suy nghĩ này thông qua phương pháp Đầu tư giá trị.

Nguyên tắc của đầu tư giá trị quy định rằng để kiếm tiền, nhà đầu tư phải chọn cổ phiếu có giá trị cao hơn giá phải trả cho chúng.

Nguyên tắc này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đóng góp của Graham như là xương sống cốt lõi trong đầu tư chứng khoán.

Tóm tắt Phần mở đầu của Nhà đầu tư thông minh

Chương 1: Đầu tư hay Đầu cơ: Các kết quả mà nhà đầu tư mong đợi

Trong cuốn Nhà đầu tư thông minh, Graham giải thích sự khác biệt cơ bản giữa 2 loại hành vi trên thị trường chứng khoán: hành vi của nhà đầu tư và hành vi của nhà đầu cơ.

ĐẦU TƯ được định nghĩa là một hoạt động, sau khi phân tích chặt chẽ, hứa hẹn bảo vệ tiền gốc và mang lại lợi nhuận tương ứng.

Những hành động không đảm bảo được hai điều trên thì gọi là ĐẦU CƠ.

Ví dụ: Mua một cổ phiếu vì “bạn đã được thông báo rằng cổ phiếu sẽ tăng giá” hoặc mua một quỹ đầu tư vì “Ông A mua quỹ đầu tư đó và nó đang rất tốt” không phải là đầu tư. Đó là hành động đầu cơ.

Mọi người thường nghĩ rằng họ đang đầu tư nhưng thực ra họ đang đầu cơ. Do vậy, rủi ro lớn nhất của các nhà đầu cơ là tin rằng mình là nhà đầu tư.

“Những người đầu tư kiếm tiền cho chính họ; những người đầu cơ kiếm tiền cho công ty môi giới của họ. Và đó là lý do tại sao Phố Wall từ lâu đã coi thường những phẩm chất của đầu tư và thổi phồng sự hấp dẫn lòe loẹt của đầu cơ.” -Benjamin Graham

Mặc dù vậy, Graham không cấm đầu cơ. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện cả đầu tư và đầu cơ trên cùng một tài khoản.

Graham cũng khẳng định đầu tư cổ phiếu là mua bán quyền sở hữu các doanh nghiệp.

Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán là cái máy bỏ phiếu, nghĩa là theo xác suất, hên xui. Trong dài hạn, thị trường chứng khoán là cái cân. Nghĩa là về lâu dài, cổ phiếu thể hiện đúng giá trị thực của nó.

Chương 2: Nhà đầu tư và lạm phát

Sau thời kỳ lạm phát cao bắt đầu vào năm 1965, nhiều chuyên gia tài chính thời đó đã lập luận rằng bản chất của trái phiếu là khoản đầu tư không tốt bằng cổ phiếu.

Graham có quan điểm khác về vấn đề này:

Thật vô lý khi nói rằng cổ phiếu, ngay cả chất lượng tốt nhất, nhất thiết phải là khoản đầu tư tốt hơn trái phiếu trong mọi điều kiện thị trường.

Mặc dù cổ phiếu đã thực sự vượt trội so với trái phiếu trong thời gian rất dài trước đây, nhưng không có gì đảm bảo rằng thị trường cổ phiếu không bị định giá quá cao.

Do đó cổ phiếu có thể sẽ tạo ra lợi nhuận đầu tư thấp hơn thị trường trái phiếu. Tất cả các tình huống đều có thể xảy ra!

Nhìn vào các số liệu lịch sử, Graham cũng cho thấy định kiến ​​rằng lạm phát vừa phải có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận doanh nghiệp là sai lầm.

Ông cũng thảo luận về việc mua vàng để chống lạm phát. Vàng chỉ tăng 35% trong suốt những năm này. Hơn nữa, người nắm giữ vàng vật chất thậm chí không nhận được bất kỳ khoản thu nhập nào từ số vốn đã đầu tư trong thời gian đó.

“Hiện nay công dụng hay giá trị của vàng như một loại hàng hóa đã giảm đi đáng kể so với trước đây; giá trị tiền tệ của vàng đã trở nên mơ hồ; và tương lai của nó rất không chắc chắn.” -Benjamin Graham

Do đó, thay vì mua vàng để đầu tư, hãy để tiền vào loại đầu tư khác sẽ tạo ra lợi nhuận tốt hơn.

Chương 3: Một thế kỷ trong lịch sử thị trường chng khoán: Các c phiếu đu năm 1972

Trong chương này Graham nghiên cứu về hành vi của Dow Jones (DJIA) và S&P 500 từ năm 1900 đến năm 1970.

Năm 1949, tỷ lệ P/E của S&P 500 chỉ là 6,3 trong khi cổ tức là 7%. Vào tháng 3 năm 1961, P/E là 22,9 cho cổ tức là 3%.

Nghĩa là bạn có thể mua cổ phiếu của các công ty Hoa Kỳ mà chỉ trả 6,3 lần lợi nhuận của họ vào năm 1949. Năm 1961, bạn phải trả 22,9 lần lợi nhuận của họ, tức là đắt hơn khoảng 3,6 lần!

Trong khi đó, lãi suất trái phiếu tăng từ 2,6% năm 1949 lên 4,5% năm 1961. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán được định giá quá cao.

Chương 4: Phương châm phân bổ danh mục đầu tư chung: Nhà đầu tư phòng v

Graham không tìm cách đặt mục tiêu hiệu suất cho một danh mục đầu tư.Ông cho rằng lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào “nỗ lực thông minh” mà nhà đầu tư sẽ bỏ ra để xây dựng danh mục đầu tư của mình.

Nhà đầu tư phòng vệ còn gọi là nhà đầu tư thụ động. Bởi vì họ giao dịch rất ít.

Graham thường khuyên mọi người nên trở thành Nhà đầu tư phòng vệ. Sự thật là mọi người không có đủ thời gian để nghiên cứu và phân tích về từng công ty.

Ông đề xuất các chiến lược phân bổ vốn giữa trái phiếu và cổ phiếu.

Để trở thành nhà đầu tư phòng thủ, bạn chia danh mục đầu tư của mình theo tỷ lệ 50: 50.

Nghĩa là, nếu bạn có tổng cộng 1.000 đô la để đầu tư, thì hãy bỏ 500 đô vào cổ phiếu và 500 đô còn lại cho trái phiếu. Và nếu bạn đang nhận được 10% lợi nhuận từ cổ phiếu, hãy lấy số tiền đó chia đều 50: 50 cho hai mục cổ phiếu và trái phiếu.

Khi thị trường cổ phiếu cao, như vào những năm 1970 biểu hiện qua tỉ lệ P/E cao và cổ tức thấp. Nhà đầu tư có thể chuyển sang phân bổ loại trái phiếu 75% và cổ phiếu 25% .

Ngược lại, khi thị trường cổ phiếu sụt giảm, nếu cổ tức lớn hơn đáng kể so với lợi tức trái phiếu, có thể tăng t trng ca c phiếu .

Điều này nói thì dễ hơn làm. Bởi vì sự hưng phấn nói chung đang ngự trị trên thị trường chứng khoán tại thời điểm này.

Trên thực tế, tỉ lệ đầu tư cổ phiếu/trái phiếu sẽ phụ thuộc vào tính khí của nhà đầu tư. Tỉ lệ trên đây chỉ mang tính tham khảo.

Đối với những nhà đầu tư thận trọng thì danh mục đầu tư sẽ gồm trái phiếu có độ biến động thấp hơn.

 Chương 5: Nhà đầu tư phòng vệ và cổ phiếu thường

Cổ phiếu có những khoảng thời gian rất dài và chiếm phần lớn thời gian là vượt trội hơn trái phiếu. Kết quả là, cổ phiếu trong lịch sử đã được bảo vệ chống lại lạm phát tốt hơn trái phiếu .

Cổ phiếu cũng có một lợi thế khác: lợi nhuận của cổ đông được tái đầu tư một phần vào công ty, và nhân lên theo thời gian.

“Hoạt động đầu tư là một hoạt động, sau khi phân tích kỹ lưỡng, hứa hẹn sự an toàn về tiền gốc và lợi nhuận tương xứng.” -Benjamin Graham

Trong khi trái phiếu có lợi tức cố định được biết trước, bất kể trường hợp nào xảy ra đối với lợi nhuận của công ty.

Nhà đầu tư phòng thủ được Graham miêu tả là một nhà đầu tư không muốn mất nhiều thời gian cho việc lựa chọn khoản đầu tư của mình. Họ đặt mục tiêu đạt được kết quả giống như thị trường.

Đối với các nhà đầu tư phòng thủ, việc lựa chọn cổ phiếu khá đơn giản. Chỉ cần tuân theo 4 quy tắc:

    • Cần có sự đa dạng hóa trong danh mục đầu tư, nhưng không nên nhiều quá mức. Ít nhất 10 công ty và tối đa 30 công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau.
    • Công ty phải có lịch sử trả cổ tức lâu dài. Graham đề nghị lấy khoảng thời gian 20 năm chẳng hạn.
    • Mỗi công ty trong danh mục đầu tư phải lớn, đã hoạt động ổn định trong nhiều năm và không nên mắc nợ quá nhiều. Trong 25-30 năm tới, những công ty này sẽ vẫn còn trên thị trường.
    • Nhà đầu tư KHÔNG trả quá 20 lần lợi nhuận của năm trước (nghĩa là chỉ mua công ty có tỉ lệ P/E tối đa là 20).

Graham cũng khuyên bạn nên thực hành phương pháp đầu tư hàng tháng. Giá càng giảm, bạn mua càng nhiều cổ phiếu và giá càng tăng, và bạn mua càng ít cổ phiếu.

Công ty hoạt động ổn định thường là những công ty bán sản phẩm mà bạn đã dùng từ thời thơ ấu cho đến già. Ví dụ: công ty sản xuất dầu, xà phòng, bánh quy, nhà sản xuất xe đạp hay sôcôla…

Chương 6: Phương châm phân bổ danh mục đầu tư cho nhà đầu tư táo bạo – Cách tiếp cận tiêu cực

Nhà đầu tư táo bạo phải bắt đầu trên cơ sở giống như một nhà đầu tư phòng thủ. Họ sẽ phân bổ vốn của mình giữa trái phiếu chất lượng và mua cổ phiếu công ty chất lượng với giá hợp lý.

Tuy  nhiên, nhà đầu tư táo bạo sẵn sàng dành nhiều thời gian để phân tích các tài sản mà mình muốn đầu tư.

Nhà đầu tư này chấp nhận rủi ro lớn hơn. Mục tiêu của nhà đầu tư táo bạo là có thể đánh bại thị trường và trở thành nhà đầu tư vĩ đại.

Graham cũng có những khuyến nghị về những điều mà mọi nhà đầu tư đều nên tránh, bao gồm:
» Tránh trái phiếu chất lượng thấp, còn được gọi là trái phiếu rác
» Tránh các cổ phiếu gần đây có lợi nhuận cao đột biến.
» Cho dù hấp dẫn đến đâu cũng không mua trái phiếu nước ngoài.
» Tránh các cổ phiếu phát hành IPO lần đầu.

Chương 7: Phương châm phân bổ danh mục đầu tư cho nhà đầu tư mạnh bạo

Đối với phần trái phiếu, nhà đầu tư táo bạo nên chọn một số trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ có lãi suất từ ​​5 đến 7,25%, tùy thuộc vào loại.

Một nhà đầu tư phải có 4 điều: Kiên nhẫn, Kỷ luật, Hăng hái học hỏi và Dành nhiều thời gian. Những đức tính này thường không có sẵn cho tất cả mọi người.

Do vậy, Benjamin Graham gợi ý rằng: Tốt hơn là trở thành một nhà đầu tư phòng vệ.

“ Đầu tư thành công là quản lý rủi ro chứ không phải trốn tránh nó” -Benjamin Graham.

Tuy nhiên, nếu người nào dám nghĩ dám làm, thì người đó có thể trở thành nhà đầu tư táo bạo hơn bằng cách:

Đi ngược lại thị trường

Mua khi người ta chán, bán khi người ta thèm.

Lúc thị trường sụt giảm và mọi người đang cố bán cổ phiếu của họ, thì bạn mua vào. Khi thị trường tốt lên, mọi người muốn mua vào thì bạn lại bán ra.

Để có được kết quả tốt hơn mức trung bình, nhà đầu tư dám nghĩ dám làm sẽ cần đưa ra các quyết định có hiệu quả và khác người. Bởi nếu anh nhà đầu tư này làm như những người khác thì kết quả cũng tương tự như số đông.

Mua cổ phiếu tăng trưởng.

Để mua cổ phiếu tăng trưởng, nhà đầu tư phải mua một công ty lớn nhưng không phổ biến.

Thực tế là không đơn giản để xác định thị trường là thấp hay cao.

Việc lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng thậm chí còn khó khăn hơn, bởi vì chúng thường được bán với giá cao. Do mức giá cao nên có chứa một ít yếu tố đầu cơ.

Mua cổ phiếu bị định giá thấp.

Đây là những cổ phiếu đang có giá thấp hơn giá trị nội tại của chúng vì bất kỳ lý do gì. Thường là các công ty không nổi tiếng gặp phải những trở ngại tạm thời.

Giá trị của công ty nên cao hơn ít nhất 50% so với giá của chúng. Trong khi, thị trường lại có xu hướng định giá quá cao các công ty có tốc độ tăng trưởng mạnh hoặc hợp thời.

Cổ phiếu bị định giá thấp khi Giá trị tài sản hiện tại – Tổng các khoản nợ > Vốn hóa thị trường.

Đầu tư vào những tình huống đặc biệt.

Loại hình đầu tư này phức tạp và đòi hỏi kiến ​​thức đặc biệt. Không phải là một hoạt động dành cho tất cả mọi người.

Chương 8: Nhà đầu tư và các dao động thị trường

Các bạn lưu ý: Các khái niệm quan trọng nhất về đầu tư được Graham trình bày chi tiết, cụ thể nhất là trong chương 8 và trong chương 20 của cuốn sách.

Ở chương 8, Graham đưa ra một khái niệm mới là ngài Thị trường. Giả sử bạn là chủ một doanh nghiệp. Bạn có một đối tác, tên của anh ta là ngài Thị trường.

Ngài Thị trường đến nhà bạn mỗi ngày và cung cấp cho bạn các đề nghị. Bạn có thể mua hoặc bán doanh nghiệp của mình hoặc bỏ qua lời đề nghị của ngài. Ngày mai ngài thị trường cũng sẽ quay lại gặp bạn để đưa ra những đề nghị mới.

Điều thú vị là ngài thị trường sống rất cảm tính. Đôi khi ngài sẽ đưa ra cho bạn một mức giá cao hơn nhiều so với giá trị thực. Đôi khi ngài lại đưa ra một mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực.

Đó là lý do Graham nói rằng chỉ nên mua doanh nghiệp khi nó đang bán thấp hơn giá trị nội tại. Chỉ bán khi doanh nghiệp của bạn đang có giá cao hơn giá trị của nó.

Chương 9: Đầu tư vào các quỹ đầu tư

Graham cho rằng phần lớn các quỹ không hoạt động tốt như thị trường chung.

Graham cũng so sánh quỹ mở và quỹ đóng. Ông cho rằng việc mua quỹ đóng ở mức giá thấp hơn 10 đến 15% so với giá trị tài sản ròng của chúng thường hấp dẫn hơn.

Chương 10: Nhà đầu tư và các cố vấn của anh ta 

Người cố vấn không có cách nào có thể đảm bảo với khách hàng rằng anh ta sẽ có lợi tức đầu tư tốt hơn thị trường nói chung nhờ các dịch vụ của mình.

Các công ty tư vấn đầu tư lớn thường không hứa hẹn nhiều về lợi tức đầu tư.

Bạn cũng nên chú ý đến lời khuyên của các ngân hàng đầu tư. Vì những ngân hàng này chỉ quan tâm đến việc bán dịch vụ của mình cho bạn. Do đó, nhà đầu tư sẽ phải đưa ra nhận định của riêng cho mình.

Chương 11: Phân tích chứng khoán với nhà đầu tư không chuyên

Nhà phân tích quan tâm đến quá khứ, hiện tại và tương lai của công ty. Bao gồm hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động, sức mạnh tài chính, điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và rủi ro.

Làm thế nào để phân tích một trái phiếu doanh nghiệp?

Chỉ cần tính chi phí lãi vay hàng năm có đủ trang trải cho lợi nhuận trung bình trong vài năm của công ty hay không.

Đối với các công ty đang phát triển, Graham đưa ra công thức để ước tính giá trị của công ty:

Giá trị = Lợi nhuận chuẩn hóa hiện tại x (8,5 + 2 x Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm dự kiến)

Cực kỳ thận trọng khi ước tính tỷ lệ tăng trưởng hàng năm dự kiến ​​trong vòng 7 đến 10 năm.

 

Chương 12: Những điều cần suy xét về lợi tức trên một cổ phiếu

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu được quảng cáo bởi các công ty có thể không tương ứng với thực tế.

Một công ty hoàn toàn có thể quảng cáo lợi nhuận mà không tính đến cái gọi là phí đặc biệt. Nghĩa là công ty chỉ tính các hoạt động có lãi và bỏ qua các hoạt động không sinh lãi.

Ở phần cuối của báo cáo thường niên, hãy để ý đến những chi phí liên quan đến: việc đóng cửa các địa điểm sản xuất và chi nhánh tín dụng trong tương lai, cũng như chi phí cần thiết để hoàn thành một hợp đồng…

Do vậy, để có con số lợi nhuận/ cổ phiếu đáng tin cậy, Graham khuyên nhà đầu tư nên xem xét chỉ số này trong một khoảng thời gian dài.

Chương 13: So sánh 4 công ty niêm yết

Ví dụ về 4 công ty niêm yết với tình hình tài chính khác nhau. Graham đưa ra những tiêu chuẩn để đánh giá các công ty nằm trong danh mục của nhà đầu tư phòng thủ.

  • Tình hình tài chính tốt, ít nợ
  • Tăng trưởng lợi nhuận vượt 33% trong 10 năm qua
  • Giá cổ phiếu thấp hơn 1,5 lần giá tài sản ròng
  • Giá thấp hơn 15 lần lợi nhuận trung bình của họ trong ba năm qua.
  • Việc trả cổ tức không bị gián đoạn trong 20 năm qua
  • Không lỗ trong 10 năm qua

Chương 14: Lựa chọn cổ phiếu cho nhà đầu tư phòng th

Nhà đầu tư phòng thủ có có thể chọn những cổ phiếu đáp ứng tất cả các yếu tố cần thiết, đã đề cập trong chương trước.

“Chỉ đầu tư nếu bạn cảm thấy thoải mái khi sở hữu cổ phiếu ngay cả khi bạn không có cách nào biết được giá cổ phiếu hàng ngày.”

– Benjamin Graham.

 Chương 15: Lựa chọn cổ phiếu cho nhà đầu tư táo bạo

một tiêu chí duy nhất giúp bạn có thể lựa chọn tốt cổ phiếu không?

Kinh nghiệm của Graham đã cho ông thấy rằng việc mua cổ phiếu của các công ty lớn với P/E thấp hoặc mua đa dạng có thể mang lại kết quả rất khả quan trong thời gian dài.

Chương 16: Các phát hành chứng khoán chuyển đổi và chứng chỉ quyền mua cổ phiếu

Kinh nghiệm của Graham cho thấy: các loại tiền chuyển đổi được phát hành trong thị trường tăng giá thường không hấp dẫn. Chúng phải được phân tích theo từng trường hợp cụ thể.

“Đầu tư là một loại sòng bạc độc nhất vô nhị – một loại sòng bạc mà cuối cùng bạn không thể thua, miễn là bạn chỉ chơi theo các quy tắc đặt tỷ lệ cược có lợi cho bạn.” Benjamin Graham

Graham phản đối sự phát triển ồ ạt của các quyền chọn cổ phiếu mà ông coi là một mối đe dọa.

Ban đầu, các công cụ này được gắn vào trái phiếu để đóng vai trò quyền chuyển đổi thành cổ phiếu với một mức giá nhất định. Chúng rất ít so với số lượng cổ phiếu đang lưu hành và không gây nguy hiểm.

Bây giờ chúng đang sinh sôi nảy nở, chúng có thể làm loãng cổ phiếu một cách ồ ạt. Càng có nhiều chứng quyền, giá trị của nó càng thấp.

Chương 17: 4 bệnh án cực kỳ bổ ích

Graham kể về bốn trường hợp sai lầm nổi tiếng ở Phố Wall.

Ví dụ 1: Penn Central -công ty đường sắt lớn nhất nước Mỹ.

Penn bị phá sản vào năm 1970 đã làm rúng động toàn bộ giới tài chính.

Ông phân tích nhà đầu tư sẽ không bao giờ mua cổ phiếu hoặc trái phiếu từ công ty này bởi vì lý do:

  • Công ty báo cáo thu nhập/cổ phiếu 3,8 đô la nhưng giá cổ phiếu là 86,5 đô la. Cao gấp 24 lần thu nhập được báo cáo.
  • Hiệu suất hoạt động của công ty kém so với đối thủ.
  • Công ty quảng cáo là có lãi nhưng đã không nộp thuế trong vài năm. Bất kỳ nhà phân tích bình thường nào cũng sẽ tự hỏi tại sao họ không nộp thuế và sẽ đặt câu hỏi về tính hợp lệ của các số liệu do công ty đưa ra.
  • Và những giao dịch mờ ám khác.

Ví dụ 2: LTV- công ty vận tải.

Nó từng được mệnh danh là một trong những công ty lớn nhất nước Mỹ.

Điều thú vị là công ty này không có tài sản hữu hình nhưng các ngân hàng lại cho công ty này vay rất nhiều tiền. Sau khoảng thời gian nhào lộn rủi ro với đồng tiền thì công ty trở thành một cục nợ lên tới 1.865 tỷ đồng.

Ví dụ 3: Công ty nhựa NVF.

Công ty này đã mua lại một công ty khác lớn hơn nó gấp 7 lần. NVF đã gánh một khoản nợ khổng lồ để thực hiện thương vụ mua lại này. Ban lãnh đạo NVF đã gian lận kế toán để thổi phồng lợi nhuận,…

Ví dụ cuối cùng là AAA- công ty bán nhà di động.

Sau một thời gian hoạt động, công ty phát hành cổ phiếu của mình. Cổ phiếu này đã được bán với giá gấp 115 lần lợi nhuận của nó. Thật là thiên tài!

Sau đó, công ty tiến hành mua lại một nhà sản xuất nhà di động và lỗ hơn 4 triệu đô. Số tiền còn nhiều hơn tất cả lợi nhuận tích lũy của công ty. Lúc này, giá trị sổ sách chỉ còn 8 xu trên mỗi cổ phiếu! Mặc dù vậy, cổ phiếu vẫn giao dịch ở mức 8,5 đô la, định giá công ty là 25 triệu đô la.

Công ty này sau đó chỉ thông báo lỗ 1 triệu đô la và thương lượng vay 2,5 triệu đô la. Nhưng cuối cùng, công ty vẫn phá sản.

Chương 18: So sánh 8 cặp công ty

Thảo nhận xét đây là một chương rất hay, mà coi thể nói là một trong những chương hay nhất của cuốn Nhà đầu tư thông minh. Các ví dụ rất chi tiết nhưng cũng không phải loại dễ hiểu.

Mới đọc thì sẽ có nhiều bạn cảm thấy bị choáng váng bởi các số liệu, phân tích rất dài. Thảo sẽ viết một bài khác để tóm tắt lại 8 cặp công ty mà Graham đã so sánh với nhau trong một bài viết khác.

Tóm lại, trong chương này, Graham nêu ra 8 cặp công ty. So sánh giữa giá phải trả và giá trị công ty thường không cân xứng. Có thể công ty được định giá quá cao hoặc định giá thấp.

Những yếu tố quan trọng để định giá công ty: tài sản, nợ, tỉ lệ vốn chủ sở hữu/ nợ, P/B, P/E, lợi nhuận, tăng trưởng, trình độ quản lý của ban điều hành, cổ tức, vị thế của công ty…

Graham đặc biệt khuyến nghị nhà đầu tư chỉ nên mua những công ty có giá thấp hơn đáng kể so với giá trị sau quá trình phân tích kĩ lưỡng.

Chương 19: Cổ đông và ban lãnh đo: Chính sách cổ tức

Cổ tức là một trong những cách để nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận từ việc đầu tư vào cổ phiếu. Số lượng cổ tức mà mỗi nhà đầu tư nhận được phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu hiện tại họ sở hữu.

Thông thường, cổ tức là số tiền lợi nhuận còn lại, sau khi trang trải các chi phí hoạt động và tái đầu tư kinh doanh, được công ty chia cho các cổ đông của mình.

Cổ tức thường có hai loại bằng tiền và bằng cổ phiếu.

Mục đích duy nhất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là chia tách cổ phiếu. Cổ phiếu sẽ bị định giá thấp hơn và không phân phối bất cứ thứ gì cho các cổ đông.

Cổ tức bằng cổ phiếu thực sự là việc phân phối lợi nhuận thực. Tương ứng với một dòng vốn đi từ tài khoản “lợi nhuận thặng dư” sang tài khoản “vốn”. Tuy vậy, cổ tức bằng cổ phiếu có một lợi thế lớn về thuế đối với cổ đông.

Chương 20: Biên độ an toàn như một khái niệm chủ chốt  trong đầu tư

Nếu phải giữ bí mật đầu tư thông minh, Graham sẽ chọn: biên độ an toàn.

“Muốn đầu tư đúng nghĩa thì phải có biên độ an toàn thực sự.” -Benjamin Graham

Giả sử chiếc thang máy có thể dễ dàng chở 10 người. Bạn có chắc là thang máy chỉ chở tối đa được 10 người không? Câu trả lời sẽ là không.

Thay vào đó, nhà sản xuất sẽ cố gắng làm chiếc thang có thể chở được 15, 18 hay 20 người để thang máy không gặp sự cố khi phải chở quá số người quy định. 

Khả năng nâng thêm trọng lượng này được gọi là Biên độ an toàn. Quy tắc tương tự cũng nên được tuân theo trong thị trường chứng khoán.

Graham định nghĩa biên độ an toàn là “bí quyết đầu tư đúng đắn” và “khái niệm trung tâm của đầu tư”.

Biên độ an toàn là chênh lệch giữa giá cổ phiếu và giá trị thực tế của cổ phiếu đó.

Biên độ an toàn thực sự là sự khác biệt chính giữa nhà đầu tư và nhà đầu cơ.Cái này liên tưởng đến câu: “Kiếm lời ngay từ lúc mua.”

Graham cho rằng Biên độ an toàn nghĩa là mua cổ phiếu với GIÁ ≤ 2/3 GIÁ TRỊ của nó.

Ví dụ: nếu bạn định giá giá của một cổ phiếu phải là 50 đô la thì bạn không nên mua nó với giá 50 đô la. Chỉ nên mua trong khoảng 35-40 đô la để có thể kiếm lời ngay từ lúc mua cổ phiếu đó.

Ngoài ra, khái niệm đa dạng hóa cũng có mối tương quan chặt chẽ với biên độ an toàn. Đa dạng hóa nghĩa là mua nhiều công ty, thuộc những ngành khác nhau.

Ngay cả khi biên độ an toàn hiện diện trong một khoản đầu tư nhất định, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ. Bởi vì không có cách nào đảm bảo rằng việc thua lỗ là không thể xảy ra.

Do đó, đa dạng hóa đóng vai trò bảo hiểm và làm giảm khả năng xảy ra thua lỗ.

Đọc thêm: Thảo là ai? Blog ThảoThảo bácsĩ có nội dung gì?

Tóm tắt lại những bài học từ Nhà đầu tư thông minh

Nhà đầu tư thông minh là kinh thánh của giới đầu tư và tác giả Graham là bậc thầy của đầu tư. Thật tuyệt vời khi những triết lý trong sách vẫn hữu ích cho đến ngày nay.

Dưới đây là một số bài học mà Thảo thấy tâm đắc nhất từ cuốn sách này.

  • Nhà đầu tư thông minh giúp hiểu được sự khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ
  • Nhà đầu tư thông minh xác định rõ triết lý đầu tư giá trị. Triết lý được hầu hết các nhà đầu tư giỏi nhất trên thế giới sử dụng.
  • Đôi khi, ngài thị trường có thể lạc quan quá mức hoặc bi quan quá mức. Các nhà đầu tư không nên để ngài thị trường cảnh hưởng đến những gì họ tin là giá trị thực của công ty.
  • Đảm bảo biên độ an toàn đủ khi mua cổ phiếu.
  • Xuyên suốt cuốn sách là những cách để tránh thua lỗ. Và tai họa lớn nhất trong đầu tư là do nhà đầu tư không thể kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Thay vì phó mặc việc đầu tư cho sự may rủi, Nhà đầu tư thông minh đã cung cấp một góc nhìn khoa học trong việc mua bán cổ phiếu.

Phải thừa nhận rằng, đọc cuốn Nhà đầu tư thông minh cực kỳ là vất vả.

Review này của Thảo chắc chắn còn nhiều chổ thiếu sót. Bạn đọc có thể góp ý thêm. Bởi khối lượng kiến thức quá mức uyên thâm được truyền tải trong Nhà đầu tư thông minh.

Tuy vậy, bỏ ra hàng tháng trời để đọc bản giấy hay pdf, ebook đều chắc chắn là một trong những vụ đầu tư giá trị nhất của bạn đọc 🙂

Đọc thêm: Làm chủ tài chính cá nhân: Đầu tư kiếm lời 20%/ năm với vốn <5 tỷ.

Tác giả: ThảoThảo Bácsĩ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
6

8 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
l
hoàng morioka
2 năm trước

hay quá , dễ đọc , cảm ơn thảo nhiều nghe !

l
hoàng morioka
2 năm trước

hay quá , dễ đọc , cảm on thảo nhiều nghe!

n
Đat ngô văn
1 năm trước

bạn đọc hết cuốn này là giỏi đấy,mình mua sách giấy từ lâu,mà vẫn chưa đọc hết,nhìn số trang sách là nhoè cả mắt rồi.kaka.cảm ơn bạn đã tóm tắt,mình thấy rất dễ hiểu

t
Bá Nguyên
1 năm trước

Cảm ơn chị Thảo, chúc chị nhiều sức khỏe

h
hoang
7 tháng trước

cảm ơn bạn nhiều