Tìm đâu xa xôi Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng ngay đây.

Rate this post

Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng có thể còn xa lạ với nhiều người, kể cả dân địa phương. Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng lớn thứ 3 trên cả nước, chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Với những người yêu nghệ thuật, ngoài bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm thì bảo tàng mỹ thuật cũng là nơi đi “mòn dép” mà vẫn muốn quay lại.

Bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng
Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng

Bức tường bên ngoài được xây dựng theo từng khối vuông góc cạnh tối giản. Khoảng sân trải rộng với quán cà phê bên cạnh có thể nghỉ ngơi sau buổi tham quan bảo tàng.

Lịch sử bảo tàng

Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng được thành lập ngày 29/7/2014. Bảo tàng có chức năng bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản mỹ thuật của Đà Nẵng và khu vực.

Đây vốn là cơ sở cũ của Bảo tàng Lịch sử Đà Nẵng.

Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng là nơi sưu tầm, lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Có rất nhiều nghệ sĩ, họa sĩ, nhà sưu tầm đã chuyển nhượng, hiến tặng tác phẩm có giá trị hoặc để lại toàn bộ tác phẩm của mình cho bảo tàng.

Vào bảo tàng nên xem những gì?

Bảo tàng gồm 3 tầng. Với hơn 1000 tác phẩm mỹ thuật hiện đại và các hiện vật mỹ thuật dân gian và sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Tại đây, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm trước và sau năm 1945.

Tầng 1 khánh tiết, mỹ thuật thiếu nhi và trưng bày ngắn hạn.

Khánh tiết bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng.
Khánh tiết bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng.

Đây là bức phù điêu gò đồng sáng bóng rất lớn thể hiện sự phát triển của mỹ thuật từ thời các vua Hùng, thời Chăm pa cho đến thời hiện đại. Các công trình tiêu biểu đều có thể hiện trong bức phù điêu như tháp Chăm, chùa cầu, cầu Rồng, cầu sông Hàn…

Tượng lời ru của bà

Nghệ thuật hiện đại
Các tác phẩm có đề tài về phụ nữ.

Tầng 1 là nơi triển lãm những chuyên đề ngắn hạn. Cứ mỗi tháng lại có một chủ đề khác nhau. Dịp tháng 3 này, chủ đề chính là người phụ nữ.

Ngoài ra còn một góc thiếu nhi để các em nhỏ có thể tự do sáng tác, in tranh Đông Hồ truyền thống.

Tầng 2 mỹ thuật hiện đại.

Nói đến đây, chắc có bạn sẽ thắc mắc mỹ thuật hiện đại nghĩa là gì? Thực ra, các tác phẩm ra đời từ sau năm 1945 đến nay đều là mỹ thuật hiện đại.

Pho tượng " Người mẹ" bằng đá.
Pho tượng ” Người mẹ” bằng đá.

Tranh ở bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng

Các tác phẩm ở đây rất đa dạng về chất liệu sáng tác như sơn dầu, sơn mài, lụa và các tác phẩm điêu khắc.

Tượng bù nhìn

Các tác phẩm mỹ thuật hiện đại.

Một số tác phẩm có hơi hướng trừu tượng nên cần thời gian để quan sát và suy ngẫm. Nhiều tác phẩm lấy đề tài là vẻ đẹp tấp nập, cổ kính của Hội An xưa hay cảnh chiến trường trong những năm tháng kháng chiến.

Tranh ở bảo tàng mỹ thuật đà nẵng.
Bức tranh về Hội An xưa.

Tầng 3 mỹ thuật dân gian truyền thống.

Bộ sưu tầm nghệ thuật của người Việt, người Chăm pa và người Cơ tu.

Vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng cách đây 1.000 năm là nơi sinh sống của người Chăm pa cổ. Trong khi đó, người Cơ tu tập trung chủ yếu ở Quảng Nam hiện nay.

Mặt nạ tuồng.

Mặt nạ tuồng bằng giấy.
Mặt nạ tuồng bằng giấy.

Nội dung của tuồng xoay quanh những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc.

Mặt nạ tuồng thể hiện rõ các tuyến nhân vật.

  • Mặt trắng – diện mạo đẹp đẽ, tính cách trầm tĩnh
  • Mặt đỏ – người trí dũng, chững chạc
  • Mặt rằn – diện mạo xấu xí, tính cách nóng nảy
  • Mặt tròng xéo đen – tướng phản, hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng nảy
  • Tròng xéo đen nền đỏ thắm hay xanh là người vũ dũng,…

Mặt nạ tuồng

Tín ngưỡng dân gian.

Không gian thờ cũng xưa của người Việt.
Không gian thờ cúng thế kỷ XIX.

Ở mỗi gia đình, bàn thờ gia tiên luôn là nơi thiêng liêng, tôn kính nhất. Bàn thờ được đặt ở chánh diện của ngôi nhà, ở gian nhà lớn hay nhà trước. Lư hương bằng đồng để thắp hương xông hương tạo không khí trang nghiêm. Bình phong hay vách ngăn phòng thờ để hạn chế ánh sáng vào khu vực thờ cúng.

Tất cả đều được điêu khắc tỉ mỉ, chi tiết với những hoa văn thuần Việt truyền thống.

Nghệ thuật dân gian xưa

Bạn sẽ thấy thấp thoáng đâu đó không gian hoài cổ từ những hiện vật ở đây. Từ chiếc ấm trà bát tiên, ông Nhật bà Nguyệt ( tín ngưỡng dân gian Nam Bộ) hay tượng thần Chăm pa…

Thánh mẫu Nương nương thế kỷ XVIII-XIX
Thánh mẫu Nương Nương thế kỷ XVIII- XIX
Tượng gỗ của người Cơ tu
Tượng điêu khắc Cơ tu.

Người Cơ tu ở Quảng Nam khoảng 40.000 người.

Điêu khắc của người Cơ Tu có từ lâu đời. Các bức tranh điêu khắc gỗ của người Cơ Tu là những nét phát họa đơn giản, mộc mạc, nguyên sơ… diễn tả những sinh hoạt, lao động, sản xuất, vui chơi thường ngày của người Cơ Tu.

Hiện vật điêu khắc của người Cơ tu
Hiện vật điêu khắc của người Cơ tu

Thủ công mỹ nghệ.

Không gian tầng 3 còn có những hiện vật thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của vùng đất Quảng Đà xưa ( mà nay tách ra thành Quảng Nam và Đà Nẵng).

Bao gồm làng mộc Kim Bồng, Gốm Thanh Hà, đúc đồng Phước Kiều, đá mỹ nghệ Non Nước.

Nghề truyền thống
Hiện vật thủ công mỹ nghệ
  • Làng mộc Kim Bồng đã tồn tại 600 năm qua. Nghệ nhân ở đây là những người đã được ” chọn mặt gửi vàng” cho những ngôi nhà Hội An xưa hay lăng tẩm ở Huế…
  • Làng gốm Thanh Hà được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hơn 6 thế kỷ qua. Nơi đây đã làm ra các sản phẩm gốm bằng đất sét hoàn toàn bằng kỹ thuật truyền thống nên gốm bền, đẹp và có sức sống đặc biệt.
  • Làng đúc đồng Phước Kiến cũng đã hơn 400 năm.
  • Làng đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành từ cuối thế kỷ 18. Đá được đẽo gọt thành cối xay bột, giã gạo, bia mộ và chế tác Phượng, Rồng, Rùa đáp ứng yêu cầu của các Chùa Chiền, Lăng Tẩm, Miếu và Cung Đình…

Thông tin thêm

Địa chỉ bảo tàng:

Số 78 Lê Duẩn, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Giờ mở cửa:

8:00 -17:00 hàng ngày

Giá vé:

20.000/ vé ( giảm 50% đối với sinh viên).

Tác giả: Thảo Thảo

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
6

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận